GoogleAds

Seo Services

Kỹ thuật realtime PCR sử dụng mẫu dò Taqman

tháng 8 05, 2021

 


Realtime PCR là gì?


Tương tự như PCR (xem thêm về khái niệm PCR), realtime PCR cũng là kỹ thuật nhân bản DNA dựa vào các chu kỳ nhiệt. Tuy nhiên, trong kỹ thuật PCR cần phải đợi PCR hoàn tất (end-point) mới tiếp tục sử dụng một số kỹ thuật khác, chẳng hạn như điện di sản phẩm PCR trên gel agarose mới có thể xác định sự hiện diện của trình tự khuếch đại. Còn trong kỹ thuật realtime PCR thì tín hiệu khuếch đại sẽ được hiển thị sau mỗi chu kỳ nhiệt, nhờ đó mà người thực hiện có thể theo dõi được kết quả PCR mà không cần đợi đến khi hoàn tất, cũng như không cần phải thực hiện thêm một số kỹ thuật khác.

Biểu đồ khuếch đại của realtime PCR

Biểu đồ khuếch đại của realtime PCR có trục tung (Y) là cường độ tín hiệu huỳnh quang đo được từ phản ứng PCR, còn trục hoành (X) là số chu kỳ nhiệt (Hình 1). Trong các chu kỳ đầu, tín hiệu huỳnh quang phát ra chưa đủ mạnh để máy có thể đo được, đường tín hiệu sẽ nằm ngang (gọi là tín hiệu nền). Khi số bản sao DNA đủ lớn, máy sẽ bắt đầu ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra, và tín hiệu lúc này sẽ tăng lên sau mỗi chu kỳ nhiệt, giai đoạn này gọi là giai đoạn lũy thừa (log phase). Đến một chu kỳ nào đó, phản ứng cạn kiệt nguyên liệu và enzyme Taq polymerase cũng không hoạt động hiệu quả nữa dẫn đến tín hiệu sẽ không tiếp tục gia tăng, giai đoạn này gọi là giai đoạn bình nguyên.


Hình 1. Biều đồ khuếch đại của quy trình Realtime PCR

Trên biểu đồ khuếch đại (Hình 1) có một thông số rất quan trọng đó là chu kỳ ngưỡng (Ct), đây là chu kỳ mà tín hiệu huỳnh quang trong ống PCR bắt đầu vượt qua đường tín hiệu nền. Trong phản ứng realtime PCR, tùy thuộc vào lượng mẫu ban đầu mà Ct sẽ xuất hiện sớm hay muộn. Mẫu ban đầu nhiều thì Ct sẽ xuất hiện sớm và ngược lại, mẫu ban đầu ít thì Ct sẽ xuất hiện muộn.


Đường chuẩn của realtime PCR

Khi đem một mẫu chuẩn có hàm lượng DNA đã xác định đi pha loãng bậc 10 liên tiếp, sau đó đem tất cả các nồng độ pha loãng đi chạy realtime PCR ta sẽ được các giá trị chu kỳ ngưỡng Ct khác nhau. Đường biểu diễn mối liên hệ giữa Ct và hàm lượng DNA được gọi là đường chuẩn realtime PCR (Hình 2), trên đường chuẩn sẽ có 2 thông số quan trọng cần quan tâm:

  • 1) Hệ số tương quan R2 đánh giá độ chính xác của thao tác pipette, hệ số R2 càng gần giá trị 1 thì thao tác càng chính xác. Thông thường giá trị R2 ≥ 0.99.
  • 2) Hiệu quả khuếch đại E, trong điều kiện lý tưởng giá trị E = 100%, tuy nhiên trong thực tế thì giá trị E chấp nhận được ở mức 90 - 105%.

Hình 2. Đường chuẩn realtime PCR (Phải) dựng từ giá trị Ct và nồng độ của các mẫu chuẩn (Std)

Realtime PCR sử dụng mẫu dò TaqMan

Trong kỹ thuật realtime PCR, có nhiều cách khác nhau để tạo ra tín hiệu huỳnh quang sau mỗi chu kỳ. Bài viết lần này sẽ giới thiệu về cách dựa trên mẫu dò TaqMan, đây là một loại mẫu dò (probe) được sử dụng khá phổ biến trong kỹ thuật realtime PCR. Thành phần trong một phản ứng realtime PCR sử dụng mẫu dò TaqMan gần như tương đồng với một phản ứng PCR thông thường, ngoại trừ việc trong thành phần có chứa thêm mẫu dò TaqMan.


Hình 3. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mẫu dò TaqMan

Mẫu dò TaqMan là một đoạn oligo-nucleotide dài khoảng 24 - 30bp với đầu 5' gắn một chất phát huỳnh quang (reporter) và đầu 3' còn lại gắn chất hấp thụ (quencher). Khi mẫu dò TaqMan còn nguyên vẹn, quencher sẽ hấp thụ tất cả ánh sáng huỳnh quang do reporter phát ra. Khi phản ứng PCR diễn ra, mẫu dò sẽ bị Taq polymerase cắt mẫu dò bằng hoạt tính 5' - 3' exonuclease (Hình 3), reporter được giải phóng tín hiệu huỳnh quang không còn bị quencher hấp thu.

Mồi trong phản ứng realtime PCR thường có nhiệt độ nóng chảy khoảng 55 - 60 oC và thấp hơn mẫu dò TaqMan khoảng 5 - 10 oC để đảm bảo mẫu dò luôn bắt cặp trước. Trình tự đích lựa chọn cũng không nên dài quá 150bp để phản ứng diễn ra tối ưu nhất.

Chu trình nhiệt của phản ứng realtime PCR sử dụng mẫu dò TaqMan cũng chỉ có 2 giai đoạn:

  • 1) Biến tính ở 94 - 95 oC trong 15 - 30 giây.
  • 2) Bắt cặp và kéo dài ở 60 oC trong 30 - 60 giây.


Một số ứng dụng phổ biến của kỹ thuật realtime PCR


1) Định lượng trình tự đích trong mẫu:

  •  Định lượng tuyệt đối: Sử dụng đường chuẩn realtime PCR và Ct của mẫu có thể tính được hàm lượng DNA trong mẫu (theo đơn vị số copy hoặc ng).
  •  Định lượng tương đối: Trong điều kiện lượng mẫu đầu vào là như nhau, mẫu có Ct nhỏ hơn thì sẽ có hàm lượng trình tự đích cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế thì không có bằng chứng nào để khẳng định lượng mẫu đầu vào là như nhau, vì vậy cần phải có giá trị Ct tham chiếu của gene chứng nội (IC), việc so sánh sẽ diễn ra gián tiếp thông qua việc so sánh với IC. Đó là nguyên lý của phương pháp định lượng tương đối 2-ΔΔCt của Livak.


2) Định tính trình tự đích trong mẫu: Giống như PCR, realtime-PCR cũng có thể được sử dụng để thực hiện định tính các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, .... ngoài ra việc tối ưu trình tự mẫu dò có thể giúp phát hiện cả các đột biến điểm hay các đoạn DNA có đa hình trình tự đơn (SNP), ...


Các vấn đề thường gặp trong xét nghiệm bằng realtime PCR


1) Ngoại nhiễm sản phẩm PCR: Khi thực hiện realtime PCR nhiều lần thì môi trường xung quanh và hóa chất, dụng cụ, ... cũng sẽ bị nhiễm sản phẩm khuếch đại, do đó cũng cần khắc phục bằng dUTP kết hợp với enzyme UNG. Đồng thời luôn chạy kèm 1 mẫu chứng âm (sử dụng nước thay cho mẫu) để đánh giá tình trạng ngoại nhiễm.


2) Âm tính giả: Phản ứng realtime PCR có thể bị ức chế bởi các hóa chất, các thành phần khác có trong mẫu. Vì vậy cần có 1 mẫu chứng dương và các mẫu phản ứng nên chạy duplex PCR (target và IC) để đảm bảo âm tính không do các thành phần khác gây ra.


Kỹ thuật realtime PCR sử dụng mẫu dò Taqman Kỹ thuật realtime PCR sử dụng mẫu dò Taqman Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 05, 2021 Rating: 5

Phân loại và Quy tắc trang thiết bị y tế tại Việt Nam

tháng 8 05, 2021

 Ngày 28 tháng 10 năm 2016, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành thông tư 39/2016/TT-BYT quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế, thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016, theo đó nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế bao gồm

Hệ thống phân loại trang thiết bị y tế tại Việt Nam

Ngày 28 tháng 10 năm 2016, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành thông tư 39/2016/TT-BYT quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế, thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016, theo đó nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế bao gồm:

  1. Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro. Trong đó:

– Phân loại đối với trang thiết bị y tế không phải IVDMD (Non-IVDMD): 16 quy tắc.

– Phân loại đối với trang thiết bị y tế IVD (IVDMD): 7 quy tắc.

  1. Trong trường hợp trang thiết bị y tế có thể được phân loại vào hai hoặc nhiều mức độ rủi ro thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất của trang thiết bị y tế đó.
  2. Trong trường hợp trang thiết bị y tế được thiết kế để sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác thì mỗi trang thiết bị y tế phải được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt.
  3. Trong trường hợp trang thiết bị y tế được sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác hoặc trang thiết bị y tế có hai hoặc nhiều mục đích sử dụng thì việc phân loại phải căn cứ vào mục đích sử dụng quan trọng nhất của trang thiết bị y tế đó.

Dưới đây là bảng tóm tắt phân loại trang thiết bị y tế dựa trên quy tắc phân loại về mức độ rủi ro:

16 quy tắc phân loại đối với trang thiết bị y tế Non-IVDMD

NhómQuy tắcĐặc điểmLoại
Thiết bị không xâm nhập (quy tắc 1-4)1Sử dụng tiếp xúc với vết thương ngoài da như một biện pháp ngăn chặn (rào chắn cơ học) hoặc thấm hút dịch tiết ra, làm lành vết thương.A
Trừ khi sử dụng chủ yếu dùng cho vết thương xuyên qua lớp hạ bì, mục đích kiểm soát vi môi trường của vết thương.B
Trừ khi vết thương xuyên qua lớp hạ bì có thể chữa lành bằng biện pháp thứ cấp khác.C
2Sử dụng cho việc truyền hoặc chứa các loại dịch, chất lỏng, mô hoặc khí dùng để truyền hoặc uống.A
– Trừ khi có thể được nối với một thiết bị y tế chủ động thuộc loại B hoặc cao hơn.

– Dùng để truyền máu, bảo quản hay truyền các các dịch cơ thể khác, bảo quản các bộ phận hoặc mô cơ thể.

B
Hoặc túi máuC
3Sử dụng để biến đổi thành phần hóa chất/sinh học của máu/dịch cơ thể hoặc các dịch lỏng khác dùng để truyền vào cơ thể.C
Trừ khi hoạt động chỉ là ly tâm, lọc hoặc trao đổi khí hoặc nhiệt.B
4Nếu không áp dụng quy tắc 1, 2 hoặc 3.A
Thiết bị xâm nhập (quy tắc 5-8)5Đưa vào thông qua các lỗ trên cơ thể không qua phẫu thuật.
Sử dụng nhanh, tạm thời < 60 phút. Không kết nối với TTBYT chủ động hoặc chỉ kết nối với TTBYT loại A.A
Trừ khi sử dụng trên bề mặt cơ thể, nhãn cầu hoặc có khả năng hấp thụ bởi niêm mạc.B
Dùng ngắn hạn từ 60 phút đến 30 ngày. Không kết nối với TTBYT chủ động hoặc chỉ kết nối với TTBYT loại A.B
Trừ khi sử dụng bằng đường tai (ốc tai đến màng nhĩ), mũi (khoang mũi), họng (khoang miệng đến hầu).A
Lâu ngày > 30 ngày. Không kết nối với TTBYT chủ động hoặc chỉ kết nối với TTBYT loại A.C
Trừ khi sử dụng bằng đường tai, mũi, họng và không có khả năng hấp thụ bởi niêm mạc.B
Kết nối với một thiết bị chủ động thuộc loại B hoặc cao hơn.B
6Xâm nhập qua phẫu thuật – sử dụng nhanh < 60 phút (sử dụng tạm thời).B
Là dụng cụ phẫu thuật tái sử dụng.A
Cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ ion hóaC
Tạo ra tác dụng sinh học hoặc để hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn.C
Dùng để đưa sản phẩm thuốc vào cơ thể mà cách thực hiện này có thể gây nguy hiểm.C
Sử dụng có tiếp xúc trực tiếp với hệ thống thần kinh trung ương.D
Sử dụng tiếp xúc trực tiếp với hệ thống tuần hoàn trung tâm. Mục đích chẩn đoán, theo dõi hoặc sửa chữa khuyết tật của Tim hoặc hệ tuần hoàn trung tâm.D
7Xâm nhập qua phẫu thuật, sử dụng trong thời gian ngắn (từ 60 phút đến 30 ngày)B
Dùng để đưa sản phẩm thuốc vào cơ thể.C
TTB sử dụng phải trải qua những biến đổi hóa học trong cơ thể người (trừ trường hợp thiết bị được đặt trong răng).C
Cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ ion hóa.C
Tạo ra hiệu ứng sinh học hoặc hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn.D
Sử dụng có tiếp xúc trực tiếp với hệ thống thần kinh trung ương.D
Sử dụng tiếp xúc trực tiếp với hệ thống tuần hoàn trung tâm. Mục đích chẩn đoán, theo dõi hoặc sửa chữa khuyết tật của Tim hoặc hệ tuần hoàn trung tâm.D
8Xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng trong thời gian dài, TTB cấy ghép.C
Đặt trong răng.B
Kéo dài cả đời, sử dụng hỗ trợ hoặc duy trì sự sống.D
TTBYT đồng thời là TTBYT chủ độngD
Dùng để đưa sản phẩm thuốc vào cơ thểD
Có tác dụng sinh học hoặc được hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn.D
TTBYT trải qua những chuyển đổi hóa học trong cơ thể người (trừ trường hợp TB đc đặt trong răng).D
Dùng khi trực tiếp tiếp xúc với Tim, hệ tuần hoàn trung tâm hoặc hệ thần kinh trung ươngD
Cấy ghép ngực.D
Thiết bị chủ động (quy tắc 9-12)9Thiết bị điều trị chủ động nhằm mục đích phân phối, trao đổi năng lượng.B
Có khả năng gây rủi ro bao gồm phát bức xạ ion hóa có tính đến tính chất, mật độ và vị trí áp dụng của năng lượng.C
Dùng để kiểm soát, theo dõi hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu năng của một thiết bị chủ động loại C khác.C
10TTBYT chủ động dùng để chẩn đoán
Dùng để chiếu sáng cơ thể bệnh nhân với ánh sáng thuộc vùng nhìn thấy được hoặc gần vùng quang phổ hồng ngoại.A
– Cung cấp năng lượng hấp thụ vào cơ thể con người.

– Chụp sự phân phối các thuốc có chứa phóng xạ trong cơ thể người.

– Chẩn đoán/giám sát quá trình sinh lý học của sự sống.

B
– Giám sát các thông số sinh lý học mà sự thay đổi các thông số này có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ví dụ: hoạt động của tim, hô hấp, hệ thần kinh trung ương.

– Sử dụng để chẩn đoán trong các tình huống lâm sàng, khi bệnh nhân đang trong tình trạng nguy hiểm.

C
– Thiết bị phát bức xạ ion hóa để chẩn đoán và/hoặc can thiệp bằng X-Quang bao gồm cả thiết bị kiểm soát, theo dõi các TTBYT như vậy, hoặc các TTBYT trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của chúng.C
11Dùng để cung cấp thuốc vào cơ thể hoặc loại bỏ thuốc, dịch cơ thể ra khỏi cơ thể.B
Có thể gây tình trạng nguy hiểm cho bệnh nhânC
12Tất cả các trang thiết bị y tế chủ động còn lại.A
Quy tắc khác (13-16)13Thiết bị có kết hợp dược chất hoạt động theo phương thức hỗ trợ của thiết bị.D
14Thiết bị có thành phần tế bào, mô động vật hoặc dẫn xuất của chúng mà ko thể phát triển độc lập. Tế bào, mô, các dẫn xuất có nguồn gốc vi khuẩn hoặc tái tổ hợp.D
TB chứa mô, hoặc dẫn xuất mô động vật và không thể phát triển độc lập nếu chỉ được sử dụng bằng cách tiếp xúc với da không bị thương.A
15Trang thiết bị sử dụng để tiệt khuẩn trang thiết bị y tế khácC
-Dùng để khuẩn khuẩn mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi tiệt khuẩn

-Dùng để khử khuẩn mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi khử khuẩn ở giai đoạn cuối cùng.

B
-Chỉ định để khử khuẩn, làm sạch, ngâm rửa hoặc dưỡng ẩm kính áp tròng.

-Khử khuẩn TTBYT mà việc khử khuẩn đó là giai đoạn cuối cùng của quy trình khử khuẩn.

C
16TTBYT dùng tránh thai hoặc ngăn ngừa các bênh lây qua đường tình dụcC
Thiết bị xâm nhập với mực đích trên là TTBYT xâm nhập sử dụng trong thời gian dài hoặc cấp ghépD


7 quy tắc đối với IVDMD

Quy tắc 1Các IVDMD sử dụng cho các mục đích:
Sử dụng để phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm với 1 tác nhân lây nhiễm trong máu, dẫn xuất máu, tế bào, mô hoặc các bộ phận cơ thể người nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng để thực hiện truyền máu hoặc cấy ghép…D
– Sử dụng để phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm với 1 tác nhân lây nhiễm mà tác nhân đó có thể gây ra bệnh đe dọa đến tính mạng, thường ko có khả năng chữa trị với nguy cơ lây truyền cao.

Ví dụ: Xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV, HCVHBV, HTLV.

D
Quy tắc 2Các IVDMD sử dụng để xác định nhóm máu, hoặc phân loại mô để bảo đảm khả năng tương thích miễn dịch của máu, thành phần máu, các tế bào, mô hoặc bộ phận cơ thể để thực hiện truyền máu hoặc cấy ghépC
Trừ trường hợp IVDMD dùng xác định nhóm máu hệ: ABO [A(ABO1), A(ABO2), AB(ABO3)], hệ Rhesus, hệ Kell, hệ Kidd, và hệ Duffy…D
Quy tắc 3Các IVDMD sử dụng cho các mục đích:
Phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm của một tác nhân lây truyền qua đường tình dục (vd Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae)C
Phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm của một tác nhân truyền nhiễm trong dịch não tủy hoặc máu với khả năng lây truyền hạn chế. (Ví dụ Neisseria meningitides hoặc Cryptococcus neoformans).C
Phát hiện sự hiện diện của tác nhân truyền nhiễm mà khi kết quả xét nghiệm sai có nguy cơ rất lớn dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật nghiêm trọng cho cá nhân hoặc thai nhi được xét nghiệm (Ví dụ: Xét nghiệm chẩn đoán CMV, Chlamydia pneumonia, Staphylococcus aureus kháng Methycilin).C
Sàng lọc trước sinh để xác định tình trạng miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (vd kiểm tra miễn dịch đối với Rubella hoặc Toxoplasmosis).C
Xác định tình trạng bệnh truyền nhiễm hoặc tình trạng miễn dịch mà kết quả xét nghiệm sai có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân trong thời gian gần do quyết định điều trị không phù hợp chẩn đoán Enterovirus, CMV và HSV ở BN được cấy ghép).C
Sàng lọc lựa chọn BN để áp dụng biện pháp quản lý và liệu pháp điều trị phù hợp hoặc để xác định giai đoạn của bệnh hoặc chẩn đoán ung thư (vd y học cá thể hóa).

Các IVDMD mà quyết định điều trị thường chỉ được đưa ra sau khi có đánh giá sâu hơn và những thiết bị y tế chẩn đoán IVD được sd để theo dõi sẽ thuộc loại B theo quy tắc 6 phần III.

C
Xét nghiệm gen di truyền ở người (vd bệnh Huntington, xơ nang).C
Theo dõi nồng độ thuốc, các chất hoặc các thành phần sinh học mà kq xn sai có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân ngay tức thì do qđ điều trị ko phù hợp (vd như các dấu hiệu tim mạch, cyclosporine, xn thời gian đông máu).C
Theo dõi, điều trị bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm đe dọa tính mạng (vd như tải lượng virus HCV, tải lượng virus HIV và xác định kiểu gen, phân nhóm kiểu gen HIV, HCV).C
Sàng lọc rối loạn bẩm sinh ở thai nhi (vd như tật nứt đốt sống hoặc hội chứng Down).C
Quy tắc 4Các TTBYT chẩn đoán in vitro tự xét nghiệmC
Trường hợp kết quả xét nghiệm ko phục vụ quyết định điều trị hoặc chỉ có giá trị tham khảo và cần thực hiện xét nghiệm bổ sung phù hợp tại phòng xét nghiệm.B
Trường hợp xét nghiệm tại chỗ thông số khí máu và đường huyếtC
Các TTBYT IVD xét nghiệm tại chỗ khác được phân loại dựa trên các quy tắc phân loại tương ứng.

Ví dụ:

–         Máy đo đường huyết: thuộc loại C

–         Test thử thai: thuộc loại B


Quy tắc 5Là thuốc thử hoặc các sản phẩm có tính chất đặc thù được chủ sở hữu chỉ định dùng cho các quy trình chẩn đoán in vitro liên quan đến xét nghiệm cụ thể.A
Là thiết bị được chủ sở hữu chỉ định sử dụng trong các quy trình chẩn đoán in vitroA
Vật chứa mẫuA
Quy tắc 6Các TTBYT chẩn đoán in vitro không thuộc quy tắc 1 đến 5B
Quy tắc 7Các TTBYT chẩn đoán in vitro là các vật liệu kiểm soát không được gán giá trị định lượng hoặc định tínhB

Hệ thống phân loại trang thiết bị y tế ở 1 số quốc gia, khu vực trên thế giới.

Mức độ rủi roGHTF & ASEAN (Phân loại tại Việt Nam)ÚcCanadaChâu ÂuNhật BảnMỹ
ThấpAIIIGeneralI
Trung bình – ThấpBIIaIIIIaControlledII
Trung bình – CaoCIIbIIIIIbHighly controlled
III
CaoDIIIIVIII
Phân loại và Quy tắc trang thiết bị y tế tại Việt Nam Phân loại và Quy tắc trang thiết bị y tế tại Việt Nam Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 05, 2021 Rating: 5

QUY TRÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA MẦM BỆNH COVID-19

tháng 7 30, 2021

 TP.HCM hiện đang có hàng chục ngàn người thuộc diện cách ly  Covid-19. Việc thu gom và xử lý rác thải tại những khu vực có người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.

Liên quan đến rác thải phát sinh từ khu vực có người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19,  ngày 21.5, Bộ TN-MT có công văn hoả tốc khẳng định đây là chất thải y tế và yêu cầu các đơn vị, địa phương trong cả nước phải áp dụng quy trình thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn an toàn đối với chất thải nguy hại.

Có hàng chục tấn rác thải ở các khu cách ly Covid-19 thải ra mỗi ngày

Theo PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC), trong bối cảnh dịch Covid-19 phát sinh và lây lan trong cộng đồng, rác thải sinh hoạt tại khu vực có người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 không thể xem là rác thải sinh hoạt thông thường mà là rác thải có nguy cơ lây nhiễm bệnh và phải được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn xử lý rác thải y tế nguy hại.
 
Vì vậy , trước khi lượng rác thải này đưa khỏi hộ gia đình, khu vực bị cách ly cần phải được phun khử khuẩn, được đóng kín vào những thùng rác màu Vàng. Rác thải phải được vận chuyển trên phương tiện chuyên dụng khép kín để tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng, nhất là chủng vi rút biến thể có thể lây truyền qua đường không khí.
 
Hiện nay toàn bộ rác thải y tế tại các bệnh viện, trung tâm và phòng khám đa khoa đều do CITENCO thu gom và xử lý theo quy trình nghiêm ngặt của chất thải nguy hại, ước tính khoảng 23 tấn/ngày.
Riêng từ đầu năm 2020 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát, công ty được UBND TP.HCM chỉ đạo phụ trách thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực cách ly người bệnh nhiễm Covid-19, hiện ước tính khoảng 12 tấn/ngày.

Trong làn sóng dịch Covid-19 thứ 4, số lượng người cách ly tập trung và cách ly tại khu dân cư tăng cao. Hiện công suất tiếp nhận và xử lý rác thải y tế, rác thải từ khu vực cách ly tập trung đã đạt mức 35 tấn/ngày, trong khi công suất xử lý tối đa của CITENCO là 42 tấn/ngày. Do đó, nếu tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và lượng rác có nguy cơ tăng mạnh sẽ vượt quá khả năng xử lý của công ty.

Xem thêm: Lắp đặt lò đốt dã chiến ở khu cách ly và các bệnh viện dã chiến xử lý rác thải nguy hại ngay tại nguồn

Hiện nay CITENCO chỉ thu gom rác thải y tế và rác thải sinh hoạt tại khu vực do TP.HCM thực hiện cách ly người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 tập trung. Còn với rác thải phát sinh từ quận huyện, những khu vực dân cư bị phong tỏa do có người nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19 thì quận, huyện phụ trách thu gom.
Quy trình thu gom và xử lý loại rác thải y tế và rác thải từ khu vực cách ly có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Rác thải phải được bọc kín trong thùng chứa hoặc túi chuyên dụng màu vàng, dán nhãn cảnh báo nguy cơ nhiễm bệnh. Công nhân thu gom của công ty được trang bị đồ bảo hộ an toàn. Rác trước khi thu gom để đưa lên xe vận chuyển chuyên dụng (thùng kín) phải thực hiện phun xịt khử khuẩn.
Rác thải khi vận chuyển về khu xử lý rác thải tiếp tục phun xịt khử khuẩn một lần nữa trước khi đưa vào xử lý bằng công nghệ đốt ở nhiệt độ cao. Thậm chí, tro chất thải sau khi đốt xong phải được hoá rắn và chôn lấp tại bãi chôn lấp an toàn dành riêng cho chất thải nguy hại.
Theo PGS-TS Phùng Chí Sỹ, với lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đang phải làm nhiệm vụ thu gom rác trực tiếp tại khu vực có người lây nhiễm Covid-19 trên cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng phải được xếp vào nhóm tuyến đầu chống dịch, là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần được ưu tiên tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19.
Bên cạnh đó, cần siết chặt quy trình thu gom rác thải từ khu vực có người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, kết hợp đẩy nhanh đầu tư công nghệ xử lý rác thải này, giảm thiểu nguy cơ lan truyền dịch bệnh rộng trong cộng đồng.

Giải phảp xử lý rác tại nguồn

Với nhưng yêu điểm vượt trội sản phẩm lò đốt rác thải dã chiến của công ty cổng phần đầu tư phát triển và xây dựng Quốc Tế như:
- Lắp đặt nhanh chóng, chỉ trong vòng 1 tuần kể từ khi đặt hàng. Trong bối cảnh khẩn trương chống dịch, vấn đề thời gian cũng là vấn đề cốt yếu.
- Cơ động, dễ dàng di chuyển: Có thể dễ dàng đi chuyển.
- Đạt tất cả các điều kiện cũng như tiêu chuẩn về khí thải, xử lý chất thải nguy hại, y tế.
- Không mùi, không khói: có thể triển khai ngay trong khu đông dân cư.
- Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí vận chuyển, chi phí trang thiết bị, vật tư, hóa chất cần để vận chuyển tới khu xử lý rác tập trung. Có thể tái sử dụng lò ở một điểm dịch khác, hoặc sau khi đã hoàn thành việc dập dịch có thể cung cấp cho các cơ sở y tế.

Giải pháp xử lý rác thải tại nguồn nhằm hạn chế đến mức tối đa lây nhiễm ra cộng động,
 ra ngoài khu cách ly tập trung, hoặc các bệnh viện dã chiến khi phải di chuyển rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao ra khỏi khu vực. Nhất là với các biến thể mới, mức độ lây nhanh hơn, có thể lây lan qua không khí.
Giảm chi phí vận hành: giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí vật tư, hóa chất khử trùng (Phải khử trùng thiết bị nhiều lần hơn).
QUY TRÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA MẦM BỆNH COVID-19 QUY TRÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA MẦM BỆNH COVID-19 Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 7 30, 2021 Rating: 5

LÒ ĐỐT RÁC THẢI Y TẾ DÃ CHIẾN

tháng 7 27, 2021

Lò đốt rác thải y tế dã chiến

Để giải quyết việc xử lý rác thải y tế tại chỗ, hạn chế việc di chuyển các loại rác thải y tế ra ngoài môi trường, cộng đồng tại các nơi cách ly tập trung, công ty Quốc Tế DCI xin giới thiệu tới quý khách hàng lò đốt rác thải y tế dã chiến với công nghệ đốt DCI.
Với những lợi thế về tính cơ động, di chuyển nhanh chóng, dễ dàng vận hành lắp đặt và sử dụng, hiệu suất cao. Được thiết kế theo dạng modun lò đốt chúng tôi có thể hoàn thành việc lắp đặt hệ thống lò đốt rác thải y tế dã chiến chỉ trong vòng 1 tuần kể từ khi đặt hàng sản phẩm và có thể đưa vào hoạt động ngay. Lò đốt rác thải y tế di động của chúng tôi sử dụng các công nghệ tiên tiến và nhiều loại hệ thống làm sạch khí thải (tùy chọn) , hệ thống Lò đốt DCI có thể đáp ứng các tiêu chuẩn trong hệ thống mà chúng được triển khai. Được đảm bảo bằng kinh nghiệm và chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực xử lý môi trường. Và đã được chứng minh sự hiệu quả của giải pháp lò đốt rác thải y tế ở các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung tại nhiều địa điểm trong và ngoài nước mà Công ty chúng tôi đã cung cấp.
Nhằm hạn chế cũng như đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, công ty chúng tôi luôn luôn hướng tới sức khoẻ cộng đồng và vì một môi trường xanh sạch. Mong muốn đưa tới cho quý khách hàng một giải pháp công nghệ hoàn thiện. Góp một phần sức mình vào cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
 
Công ty Quốc tế DCI chuyên tư vấn, lắp đặt, thi công lò đốt, hệ thống xử lý rác thải, nước thải, khí thải: sinh hoạt, y tế, công nghiệp, làng nghề ...
bằng công nghệ thân thiện với môi trường.
Hotline: 091.337.6666 or 0941525789
Trụ sở chính: Xóm 8 - Nghi Kiều - Nghi Lộc - Nghệ An
VPDD Miền Bắc: 46 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
VPDD Miền Trung: 62 - Yên Dũng Thượng - TP.Vinh - Nghệ An
VPDD Miền Nam: 39 - Trân Nhân Trung - KP4 - P.Trảng Đài - TP Biên Hòa - Đồng Nai
Website: thietbiyte.com - Email: Info@thietbiyte.com / congtyquocte.dci@gmail.com


Nhằm hạn chế thấp nhất sự lây lan, góp phần chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn khắp cả nước đặc biệt được chú trọng.
 

Thu gom và xử lý rác thải triệt để ngay tại nguồn

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng trên diện rộng. Bất kể các vật dụng, đồ ăn, chất thải nào đều có thể trở thành vật trung gian mang virus lây nhiễm. Trong đó, rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải y tế nếu không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan phát tán dịch bệnh. Chính vì vậy, trong thời điểm dịch bùng phát như hiện nay, bên cạnh công tác phòng, chống dịch, mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân chủ động giữ gìn vệ sinh môi trường là vô cùng cần thiết.
 
Thời điểm hiện tại nhiều bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung được thành lập tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, bởi lượng người có khả năng lây nhiễm cao đang ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Kèm theo đó là những hệ lụy về môi trường, lượng rác thải sinh hoạt và rác thải y tế thải ra bởi hàng nghìn con người, trong khi đó giải pháp để xử lý đang còn nhiều bất cập, bởi chưa có hệ thống xử lý rác thải ngay tại chỗ. Mà phải tập trung và đưa đi xử lý tại những nơi có đủ điều kiện. Từ đó gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn lây lan, làm phức tạp thêm tình hình dịch bệnh Covid-19. 
 

Lò đốt rác thải y tế dã chiến của Công ty chúng tôi là giải pháp hoàn thiện, tối ưu cho những vấn đề xử lý rác thải ngay tại nguồn phát sinh tại các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung.

Với những ưu điểm nổi bật sau:

- Thiết kế dạng modul: lắp đặt nhanh chóng, cơ động. Có thể triển khai đưa vào hoạt động chỉ sau 01 tuần đặt hàng.

Khi bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung dừng hoạt động có nhu cầu di chuyển lò đốt: Công ty chúng tôi cam kết hỗ trợ kỹ thuật, lắp đặt ở một địa điểm mới bất kỳ.

- Công nghệ xử lý khí thải: không mùi, không khói.
- Đạt các tiêu chuẩn: ISO, CE, QCVN
- Hệ thống quản lý từ xa: hạn chế tối đa việc tiếp xúc với rác thải nguy hại, có nguy có lây nhiễm cao cho nhân viên vận hành (Tùy chọn)
- Nhiệt bề mặt lò đốt: Dưới 600C đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành.

- Hệ thống buồng đốt sơ cấp và thứ cấp với mức nhiệt từ 800 - 1150 0C: Đảm bảo xử lý rác thải nguy hại một cách triệt để.
- Công suất lò đốt rác thải dã chiến: Đa dạng về công suất đốt từ 30kg/h - 250kg/h đủ đáp ứng cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung từ nhỏ tới lớn.

Cùng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý môi trường, sản xuất lò đốt các loại, chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, phụ trách kỹ thuật, đội ngũ lắp đặt chuyên nghiệp và hệ thống nhân viên chăm sóc sau bán hàng đông đảo, nhằm phục vụ nhanh chóng mọi yêu cầu, thắc mắc, và khắc phục sự cố cho sản phẩm nếu có.

Những hệ thống xử lý môi trường của công ty chúng tôi đã cung cấp từ trước đến nay trên khắp mọi miền đất nước như lò đốt rác thải y tế cho các bệnh viện, lò đốt rác thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải, khí thải cho các tỉnh thành, vẫn đang hoạt động tốt.

LÒ ĐỐT RÁC THẢI Y TẾ DÃ CHIẾN LÒ ĐỐT RÁC THẢI Y TẾ DÃ CHIẾN Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 7 27, 2021 Rating: 5

TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM REALTIME RT-PCR TRONG CHẨN ĐOÁN COVID-19

tháng 7 22, 2021

Hiện nay, xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR và test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 là 2 phương pháp đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện để chẩn đoán COVID-19. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng mà sử dụng một hay cả hai loại xét nghiệm trên.

Test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 là gì?



Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT (Rapid diagnostic test) giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virus (hay còn gọi là kháng nguyên) COVID-19 có trong mẫu dịch đường hô hấp của người bệnh (dịch tỵ hầu, dịch tiết đường hô hấp). Các kháng nguyên sẽ được phát hiện khi virus SARS-CoV-2 đang nhân lên với số lượng nhất định.


Test nhanh kháng nguyên giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virus SARS-CoV-2

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có kết quả chỉ sau 15-30 phút, cho phép nhanh chóng phát hiện người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, test nhanh kháng nguyên có độ nhạy thấp hơn phương pháp realtime RT-PCR.

Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2

Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với độ chính xác rất cao.

Để thực hiện xét nghiệm realtime RT-PCR, bệnh nhân sẽ được lấy dịch đường hô hấp bằng que lấy mẫu chuyên biệt, tại các vị trí:

– Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.

– Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.



Bệnh nhân sẽ được lấy dịch đường hô hấp để xét nghiêm realtime PCR

Thông thường, xét nghiệm realtime RT-PCR có thể cho ra kết quả trong khoảng 4-6 giờ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, thời gian trả kết xét nghiệm Covid-19 bao lâu còn tùy thuộc vào từng đơn vị thực hiện cùng nhiều yếu tố như kỹ thuật lấy mẫu, cách bảo quản, thời gian vận chuyển, số lượng mẫu được xét nghiệm.

Mức độ hiệu quả của test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm realtime RT-PCR trong chẩn đoán Covid-19

Với phương pháp test nhanh kháng nguyên

Mức độ hiệu quả của xét nghiệm test nhanh kháng nguyên phụ thuộc một số yếu tố như thời gian từ khi phát bệnh, nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm, chất lượng của thuốc thử trong que thử…

Do đó, việc thực hiện test nhanh kháng nguyên có thể gặp phải một số trường hợp người bệnh mới mắc COVID-19, lượng virus chưa nhân lên với số lượng lớn, dẫn tới kết quả test nhanh âm tính trong khi họ đã mắc bệnh.

Ngoài ra, nhiều trường hợp test nhanh còn cho kết quả dương tính giả nếu các kháng thể trên que thử nhận ra các kháng nguyên của virus khác không phải kháng nguyên của COVID-19, như virus gây ra cảm cúm thông thường.



Test nhanh kháng nguyên có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, kết quả dương tính giả và âm tính giả tương đối

Test nhanh tuy đã được cải thiện nhưng test vẫn có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, kết quả dương tính giả và âm tính giả tương đối. Vì vậy, phương pháp này không dùng để xác định bệnh nhân có nhiễm bệnh hay không mà phải dùng phương pháp realtime RT-PCR để khẳng định kết quả.

Chính vì vậy, xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên virus SARS-CoV-2 chỉ dùng để hỗ trợ sàng lọc, giám sát, phát hiện, chẩn đoán mắc COVID-19 ở các vùng có nguy cơ cao. Từ đó, giúp sàng lọc, khoanh vùng các trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm để áp dụng biện pháp xư trí phù hợp.

Với phương pháp realtime RT-PCR

Phương pháp này được chỉ định cho người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc dùng theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã nhiễm Covid-19.

Trên thực tế có nhiều trường hợp xét nghiệm COVID-19 cho kết quả 2 -3 lần đầu là âm tính, lần tiếp theo lại dương tính. Lý giải về điều này, có 2 lý do: Thứ nhất, những ngày đầu mới nhiễm bệnh, số lượng virus nhân lên chưa đủ lớn và xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Mặc dù cơ thể đã nhiễm bệnh nhưng vẫn cho kết quả xét nghiệm âm tính. Thứ hai, do kỹ thuật lấy mẫu, điều kiện lấy mẫu chưa chuẩn, quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu xét nghiệm không đúng cách nên kết quả xét nghiệm không chính xác.



Xét nghiệm realtime RT-PCR là phương pháp dùng để khẳng định kết quả nhiễm virus SARS-COV-2

Chính vì vậy, xét nghiệm tìm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR phải làm ở các cơ sở có đầy đủ điều kiện chuẩn về phòng ốc, máy móc, chuyên môn bác sĩ cũng như kỹ thuật viên.

Hiện tại công ty chúng tôi đang cung cấp các loại máy xét nghiệm realtime RT-PCR trong chẩn đoán Covid-19 - Xây dựng lặp đặt trọn gói phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR...

Chi tiết vui lòng liên hệ

TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM REALTIME RT-PCR TRONG CHẨN ĐOÁN COVID-19 TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM REALTIME RT-PCR TRONG CHẨN ĐOÁN COVID-19 Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 7 22, 2021 Rating: 5

PHÒNG XÉT NGHIỆM CORONA VIRUS DI ĐỘNG THEO AN TOÀN SINH HỌC CẤP 2 VÀ 3

tháng 7 22, 2021

Bài viết này mô tả về quy trình làm việc trong một phòng xét nghiệm coronavirus di động đạt chuẩn an toàn sinh học (ATSH) cấp 2 và cấp 3 sử dụng kỹ thuật Real-time PCR. Mô hình này đáp ứng tốt nhu cầu xét nghiệm nhanh ở những khu vực vùng sâu vùng xa hoặc khó tiếp cận. Nó hạn chế quảng đường vận chuyển mẫu từ nơi lấy mẫu đến nơi xét nghiệm nên sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian trả kết quả.  Sau đây, chúng tôi sẽ tóm tắt một số bước chính trong quy trình xét nghiệm.


Chuẩn bị phòng xét nghiệm Coronavirus di động trước khi nhận mẫu

Khử nhiễm toàn bộ không gian làm việc và vật dụng trong phòng xét nghiệm coronavirus di động. Nếu dự định sử dụng dung dịch natri hypoclorit (0,5%), còn được gọi là chất tẩy lỏng, để khử nhiễm không gian làm việc và dụng cụ, nên sử dụng dung dịch cồn 70% để làm sạch tất cả các khu vực tiếp xúc với chất tẩy lỏng để tránh tạo ra khói độc. 

Cấu trúc 1 phòng xét nghiệm Corona Virus di động nhìn từ bên ngoài

Đọc thêm: KHÁI NIỆM VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG PHÒNG XÉT NGHIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ

Lau bề mặt làm việc và vật dụng bằng chất tẩy lỏng và cồn 70 độ

Nhận mẫu thông qua passbox

Mẫu chỉ được chuyển vào phòng xét nghiệm Corona Virus di động thông qua passbox. Passbox này không thể được mở từ cả hai phía.

Trong passbox, phun các ống chứa mẫu bằng chất tẩy lỏng trong 1 phút, sau đó là cồn 70% và lau khô để khử nhiễm đầy đủ trước khi đưa vào phòng thí nghiệm. Sau đó, kỹ thuật viên bên trong phòng xét nghiệm sẽ mở passbox và thu thập các mẫu. Kỹ thuật viên này có thể dùng khăn giấy lau sạch cồn còn sót trên các ống mẫu. Sau khi lấy mẫu ra, cần lau sạch bên trong passbox bằng chất tẩy lỏng, sau đó là dung dịch cồn 70%.


 

Mẫu được đưa từ ngoài vào phòng xét nghiệm thông qua passbox
Kỹ thuật viên bên trong phòng xét nghiệm nhận mẫu thông qua passbox

Nhập thông tin và phân chia mẫu

 

Để tránh sai sót, phòng xét nghiệm có thể sử dụng mã vạch để dán nhãn cho ống chứa mẫu. Các ống nhỏ dùng để chứa mẫu sau khi phân chia cũng được dán nhãn với mã vạch tương tự. Sử dụng đầu quét có liên kết với hệ thống quản lý thông tin mẫu để quét mã vạch trên mỗi ống. Phải đảm bảo rằng thông tin nhận dạng mẫu thích hợp xuất hiện trên hệ thống. Nếu không có mã vạch, hãy sử dụng bút đánh dấu kháng cồn. Luôn đánh dấu lên thành ống. Không bao giờ đánh dấu lên nắp vì nắp có thể bị lẫn lộn trong quá trình thao tác. 

Dán nhãn ống chứa mẫu bằng mã vạch
Thông tin mẫu phải hiển thị đầy đủ với mã vạch tương ứng trên hệ thống


Sau khi các ống chứa mẫu đã được dán nhãn, sử dụng tủ an toàn sinh học Cấp 2 để phân chia mẫu. Một phần mẫu được sử dụng ngay cho quy trình xét nghiệm và các phần khác được giữ lại trong tủ lạnh -80 ° C cho những mục đích khác hoặc kiểm tra lại.

Phân chia mẫu thành những ống nhỏ hơn

Tách chiết RNA từ mẫu trong phòng xét nghiệm coronavirus di động

 

Để đảm bảo chất lượng xét nghiệm, chuyển phần mẫu có mã vạch từ khu vực xử lý mẫu đến tủ an toàn sinh học cấp 2 được dành riêng để tách chiết axit nucleic. Tủ an toàn này có một bộ pipet riêng để thao tác. Kỹ thuật viên có thể sử dụng các bộ kit phù hợp để tách chiết RNA của virus và thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.


 

Tách chiết RNA coronavirus bằng kit tách cột

Thực hiện phản ứng Real-time PCR

 

Thực hiện phản ứng Real-time PCR trong một khu vực riêng biệt. Các hỗn hợp phản ứng Real-time PCR được chuẩn bị theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Hỗn hợp này thường chứa mồi đặc hiệu của virus, mẫu dò, đệm 2x cho Real-time RT-PCR, enzyme RT và enzyme DNA polymerase. Sau khi chuẩn bị xong các ống chứa hỗn hợp phản ứng Real-time PCR, hút RNA đã tách chiết vào các ống này.

Hút RNA đã tách chiết vào ống 0.2ml chứa hỗn hợp phản ứng Real-time RT-PCR

Đặt các ống chứa phản ứng Real-time PCR đã bổ sung mẫu RNA vào máy Real-time PCR để vận hành quy trình luân nhiệt và phát hiện tín hiệu. Kết quả sẽ có sau khoảng 90 phút.

Đặt ống chứa phản ứng Real-time PCR và mẫu RNA vào máy Real-time PCR
Kết quả Real-time RT-PCR sau 90 phút
PHÒNG XÉT NGHIỆM CORONA VIRUS DI ĐỘNG THEO AN TOÀN SINH HỌC CẤP 2 VÀ 3 PHÒNG XÉT NGHIỆM CORONA VIRUS DI ĐỘNG THEO AN TOÀN SINH HỌC CẤP 2 VÀ 3 Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 7 22, 2021 Rating: 5

Follow US

ads 728x90 B
Được tạo bởi Blogger.