Featured Posts

[Blogger][feat1]

GoogleAds

Seo Services

TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI SCR

tháng 8 25, 2021

 

Hệ thống xử lý khí thải SCR

Cuộc sống ngày càng phát triển, kéo theo đó là tình trạng xả khí thải ra môi trường cũng càng nhiều. Nhất là ở những phương tiện đi lại như các xe oto, xe máy,... Chính vì vậy con người đã sáng tạo ra hệ thống xử lý khí thải SCR - hệ thống đang được trang bị rất phổ biến ở các dòng xe thương mại với ưu điểm là chi phí thấp, hiệu quả xử lý khí thải lại rất cao.

Hệ thống xử lý khí thải SCR là gì?

SCR là một hệ thống công nghệ được con người tạo ra nhằm kiểm soát khí thải tích cực và tiên tiến, đưa một chất làm giảm chất lỏng thông qua một chất xúc tác đặc biệt vào dòng xả của động cơ diesel. Hệ thống xử lý khí thải SCR  được thiết kế để cho phép các phản ứng về việc làm giảm nitơ oxit (NOx) diễn ra trong một bầu khí quyển oxy hóa. Sở dĩ nó được gọi là “chọn lọc” vì nó làm giảm các mức độ của NOx bằng cách sử dụng Amoniac như một chất khử trong một hệ thống chất xúc tác.

Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải SCR

 

Hệ thống xử lý khí thải SCR thường được sử dụng ở đâu?

Trong nhiều thập kỷ qua, công nghệ SCR đã được sử dụng để làm giảm lượng khí thải, các xe tải trên toàn thế giới đều đã được trang bị công nghệ SCR. Ngoài ra nó cũng được trang bị trên các phương tiện vận chuyển hành khách, điều này đã giúp cho những phương tiện vận chuyển giảm bớt phần nào việc xả thải không đáng có ra môi trường.

Những lợi ích khi sử dụng hệ thống xử lý khí thải SCR?

Khi được lựa chọn là giải pháp để xử lý khí thải thì CSR được biết đến là phương pháp có lợi ích cao cả về kinh tế và môi trường, hệ thống xử lý khí thải SCR chất lượng và chi phí thấp được công nhận là công nghệ kiểm soát khí thải đặc biệt hữu ích giúp tiết kiệm chi phí và tiết kiệm nhiên liệu một cách tốt nhất.

TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI SCR TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI SCR Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 25, 2021 Rating: 5

CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG MÁY TẠO OXY

tháng 8 17, 2021

 Ô nhiễm môi trường, khói bụi,....khiến các bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng. Vì vậy nhu cầu sử dụng máy tạo oxy chuyên dụng hỗ trợ đường thở ngày càng nhiều. Tuy nhiên để sử dụng máy hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, bạn cần phải hiểu rõ về máy tạo oxy? Nguyên lý, cấu tạo của máy và những lưu ý trong quá trình mua và sử dụng máy.

 

Máy tạo oxy là gì? 

 

Máy tạo oxy là loại thiết bị có chức năng lấy không khí bên ngoài và loại bỏ đi khí nitơ ra khỏi nó, để lại một loại khí giàu oxy có nồng độ tinh khiết trên 90% để sử dụng cho những người cần oxy y tế do lượng oxy trong máu của họ thấp.

Máy tạo oxy là thiết bị cần thiết cho những người bị đột quỵ, nằm liệt giường, suy phổi, suy tim,... sử dụng bình oxy y tế thay cho phương thức thở oxy truyền thống.

Nguyên lý máy tạo oxy 

Nguyên tắc hoạt động của máy tạo oxy là hút không khí tự nhiên vào máy sau đó hấp thụ và loại bỏ khí nitơ ra khỏi không khí, giữ lại khí oxy cung cấp cho bệnh nhân qua một đường khác. Để hấp thụ khí nitơ người ta cần phải sử dụng đến các hạt Zeolite.

Không khí được hút qua bộ lọc sẽ được đưa vào máy nén khí ở áp suất khoảng 2-3 at. Sau khi không khí được làm mát  dưới dạng khí nén, nó sẽ đi qua hệ thống van 4 chiều, hệ thống van này lần lượt được đóng mở để đưa không khí nén qua dồn vào bình, đồng thời đẩy khí nitơ do hạt Zeolite giữ lại trong hai bộ sàng lọc ra ngoài và đẩy khí oxy mới vào bình tích áp chứa oxy.

Chu trình thời gian đóng mở của hệ thống van được điều khiển tự động bằng mạch điện tử dựa trên tính toán về dung tích của bình, lưu lượng hay áp lực khí,...

Không khí sẽ được bơm vào bình với một áp thích hợp. Khí nitơ sẽ bị hạt Zeolite hấp thu, khi đạt được áp suất quy định, khí oxy sẽ được đẩy vào bình tích áp oxy làm áp suất trong bình chưa hạt Zeolite giảm đi. Khi giảm đến một áp suất nhất định, hệ thống van sẽ đóng đường nạp khí oxy và loại bỏ khí nitơ vừa hấp thu ra ngoài để tái tạo hóa chất.

Cứ như vậy, không khí nén sẽ được đưa qua hệ thống van và bình lọc, tạo ẩm để đưa oxy cho bệnh nhân sử dụng, một phần được trích lại ở sensor oxy để tiện theo dõi hàm lượng oxy, nếu lượng oxy thấp quá 60% sẽ được máy báo động để sửa chữa hoặc thay hạt lọc.

Cấu tạo của máy tạo oxy

Cấu tạo của máy tạo oxy bao gồm: thân máy, bình tạo ẩm và dây dẫn khí. Trong đó, thân máy tạo oxy thường bao gồm một máy nén, bộ lọc và các bảng mạch.

Máy tạo oxy có lượng oxy được tạo bởi một bộ lọc không khí, một bộ nhả khí liên tục và thường xuyên nên nguồn cung cấp oxy sẽ không bao giờ bị cạn kiệt.

Các loại máy tạo oxy

1. Máy tạo oxy cho y tế

Máy tạo oxy cho y tế là một trong những loại máy tạo oxy phổ biến nhất, bởi nó được chế tạo ra gần như đầu tiên khi con người thấy được vai trò của oxy đối với ngành y tế. 


Thở oxy là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với những người bị mắc bệnh suy tim, người không có khả năng tự thở, người mắc các hội chứng về đường hô hấp,... 

Do đó mà trong ngành y tế được trang bị rất nhiều máy tạo oxy, máy tạo oxy được sản xuất ra nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu sử dụng oxy của người bệnh.

Ưu điểm  

  • Dung tích chứa khí Oxy lớn nên nguồn cung cấp oxy sẽ không bao giờ bị cạn khí khi đang sử dụng
  • Độ ồn thấp
  • Thiết kế có bánh xe, quai xách giúp thuận lợi trong việc di chuyển máy
  • Màn hình LCD lớn, rõ ràng, dễ sử dụng
  • Khả năng tạo khí oxy có nồng độ tinh khiết cao trên 90%

2. Máy tạo oxy gia đình

 

Máy tạo oxy gia đình là loại máy chuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân gặp phải những vấn đề khó khăn về đường hô hấp.

Ưu điểm

  • Máy tạo khí oxy gia đình được thiết kế nhỏ gọn cùng 4 bánh xe giúp di chuyển dễ dàng
  • Độ ồn thấp, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng
  • Đa dạng với các dung tích khác nhau: 3 lít/phút, 5 lít/phút, 10 lít/phút,... để phù hợp với mục đích sử dụng với người sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy

 
  • Để máy tạo oxy ở nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt.
  • Đặt cách tường ít nhất khoảng từ 20 – 30 cm
  • Tuyệt đối không được sử dụng các vật phát lửa, không hút thuốc ở những khu vực sử dụng máy tạo oxy
  • Đặt máy ở một vị trí thích hợp, không quá xa hoặc quá gần bệnh nhân.
  • Lưu ý đặc biệt là không sử dụng máy tạo oxy liên tục cho bệnh nhân vì dễ bị nghiện oxy, khiến phổi chai lỳ và không thể hoạt động bình thường trở lại.
Với những ai chưa biết nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy thì bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn biết thông tin chi tiết về nguyên lý hoạt động của máy tạo khí oxy rồi đấy. Nếu vẫn còn vấn đề thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách tận tình nhất nhé.
CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG MÁY TẠO OXY CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG MÁY TẠO OXY Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 17, 2021 Rating: 5

Cấu tạo - Nguyên lý hoạt động - Ứng dụng Máy Ly Tâm

tháng 8 17, 2021

 Máy ly tâm là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vựa với nhiệm vụ phân tách các hỗn hợp chất có khối lượng riêng khác nhau. Hãy cùng với thietbiytedci.com tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, ứng dụng của máy ly tâm trong lĩnh vực thí nghiệm và xét nghiệm.

Máy ly tâm là gì?

Máy ly tâm là thiết bị thực hiện quá trình phân ly dựa vào trường lực ly tâm để phân tách hỗn hợp chất có khối lượng riêng khác nhau tồn tại ở dạng hai pha rắn – lỏng hoặc lỏng - lỏng thành các cấu tử riêng biệt. Sự khác biệt khối lượng riêng càng lớn thì quá trình phân riêng càng dễ dàng. Trong một máy ly tâm trong phòng thí nghiệm/ phòng xét nghiệm sử dụng các ống mẫu, gia tốc hướng tâm làm cho các hạt dày đặc hơn lắng xuống đáy ống, trong khi các chất có mật độ thấp tăng lên trên cùng.

 Lịch sử ra đời

Theo Wikipedia: Kỹ sư quân sự người Anh, Benjamin Robins (1707 - 1751) đã phát minh ra một bộ máy cánh tay xoáy để xác định lực cản . Năm 1864, Antonin Prandtl đã đề xuất ý tưởng về máy ly tâm sữa để tách kem ra khỏi sữa. Ý tưởng này sau đó đã được đưa ra bởi anh trai của ông, Alexander Prandtl, người đã cải tiến thiết kế của anh trai mình, và trưng bày một máy chiết xuất bơ làm việc vào năm 1875.

Cấu tạo máy ly tâm ứng dụng cho phòng thí nghiệm

Mô tả mẫu máu: Trước và sau quá trình ly tâm


Các máy ly tâm phòng thí nghiệm có cấu tạo gồm 2 phần chính: Phần động cơ tạo truyền động quay trực tiếp, Phần rotor và Adapter phần mang ống nghiệm và quay. Toàn bộ sẽ được đặt trong thùng máy tạo thành 1 hệ kín, kết hợp bộ điều khiển cùng hệ thống cảm biến tốc độ, cảm biến an toàn sẽ tạo nên một máy ly tâm hoàn chỉnh.

Cấu tạo điển hình 1 máy ly tâm (Ảnh Explainatstuff)

Phần động cơ: 

- Tuỳ theo tốc độ ly tâm cũng như lượng mẫu cần ly tâm/ lần các nhà sản xuất sẽ thiết kế và lựa chọn động cơ phù hợp cho máy. Các yếu tố cần quan tâm như: Tốc độ quay, lực mô men xoắn, đặc tính điều khiển, nguồn điện AC/ DC, công suất động cơ.

- Hiện nay động cơ thường được sử dụng cho máy ly tâm thường có 2 loại chính: Động cơ chổi than và Động cơ không chổi than. Với các sản phẩm sử dụng động cơ chổi than sẽ có ưu điểm giá thành rẻ, dễ dàng thay thế khi hỏng hóc. Còn đối với động cơ không chổi là loại thiết kế đặc biệt, tuy có giá thanhf cao hơn như có ưu điểm nổi bật: Không bị ăn mòn khi sử dụng, không phát sinh tia lửa điện khi quay, không cần bảo dưỡng thay chổi than định kỳ...

Phần rotor + Adapter:

- Có 2 loại rotor chính thường được sử dụng cho máy ly tâm thí nghiệm: Rotor góc và rotor văng.

+ Rotor góc: Các adapter được gắn cố định theo hình nón với góc nguyên cố định. Với ưu điểm thiết kế đơn giản, giá thành thấp, có khả năng ly tâm ở tốc độ cao. Tuy nhiên do góc nghiêng cố định nên mẫu sau khi ly tâm sẽ có phân lớp dạng đường chéo, khó tách chiết hoàn toàn 2 lớp

+ Rotor văng ngang: Với rotor văng các adapter có khả năng xoanh quanh trục, khi rotor bắt đầu quay adapter sẽ ở trạng thái song song với mặt phằng. Mẫu thu được sau khi ly tâm sẽ có phân lớp rõ ràng theo đường thẳng, giúp người sử dụng dễ dàng tách các lớp.

Sự khác biệt giữa Rotor văng và Rotor góc


Phần điều khiển:

- Với đối tượng điều khiển chính là tốc độ động cơ và nhiệt độ ( chỉ với máy ly tâm lạnh và máy ly tâm làm ấm) bộ điều khiển của máy ly tâm thường được chia làm 2 kiểu chính: Điều khiển không phản hồi và điều khiển PID có phản hồi. Bộ điều khiển với đồng hồ chỉ kim, màn hình LED hoặc cao cấp hơn sẽ là màn hình LCD hoặc màn hình cảm ứng.

- Tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác tốc độ, nhiệt độ người sử dụng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để lựa chọn sản phẩm có chất lượng điêu khiển phù hợp.

- Ngoài những chức năng cơ bản kể trên, ngày nay để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cao, các máy ly tâm có thể còn được trang bị các bộ điều khiển có khả năng cài đặt và lưu trữ các chương trình. Tiêu biểu có thể kể tới các dòng máy ly tâm: Máy ly tâm Hermle Đức, Máy ly tâm lạnh Hettich, Máy ly tâm Novapro...


Cảm biến tốc độ, hệ thống cảm biến an toàn, cảm biến cân bằng:

- Với các máy ly tâm cao cấp ngoài cảm biến tốc độ máy sẽ thường được trang bị thêm các cảm biến:

+ Cảm biến mở cửa: Không cho máy chạy khi cửa mở và dừng máy ngay lập tức khi cửa mở trong quá trình quay

+ Cảm biến cân bằng: Khi mẫu đặt bắt đối xứng cảm biến cân bằng sẽ kích hoạt cảnh báo và dừng máy ngay lặp lập tức để đảm bảo an toàn.

2. Phân loại và ứng dụng máy ly tâm?

- Phân loại theo thiết kế: Máy ly tâm để bàn và máy ly tâm đặt sàn

- Phân loại theo kiểu ống ly tâm: Máy ly tâm ống Heamatokrit, Máy ly tâm ống Mikro 1.5/2ml, Máy ly tâm PRP, Máy ly tâm ống ETDA, Máy ly tâm túi máu....

- Theo quá trình phân ly: Máy ly tâm lắng và Máy ly tâm lọc tách

- Theo giá trị yếu tố phân ly: Máy ly tâm thường và Máy ly tâm tốc độ cao

- Theo kiểu Rotor: Máy ly tâm rotor văng và máy ly tâm rotor góc

3. Những lưu ý khi sử dụng máy ly tâm.

- Lưu ý trước khi sử dụng:

+ Kiểm tra an toàn trước khi bật nguồn: Kết nối máy với ngồn điện an toàn, ổn định, đảm bảo đủ công suất của máy. Luôn tiếp địa ( nối đất ) cho máy để đảm bảo an toàn.

+ Đặt máy ở nơi có mặt phẳng bằng phẳng, vững trãi. Không nên đặt máy ở những nơi gồ ghề sẽ gây ra tiếng ồn và quan trọng hơn là ảnh hướng tới việc cân bằng đối xứng của máy, ảnh hưởng đến rotor.

+ Kiểm tra rotor đã được siết chặn hay chưa, nếu không khi quay sẽ làm vỡ ống,…

+ Quan trọng nhất luôn luôn đặt mẫu cân bằng, đối trọng: Đảm bảo cân bằng tải, các mẫu phải đặt đối xứng qua trục quay, các ống sử dụng cùng loại, cùng khối lượng và cùng lượng mẫu. Điều này giúp rotor cân bằng khi quay, hạn chế tiếng ồn, rung máy và nguy cơ làm lệch trục quay.

Minh hoạ cách đặt mẫu cân bằng cho máy ly tâm

- Lưu ý trong khi ly tâm:

+ Đảm bảo rằng nắp được đóng đúng cách khi bạn cho mẫu bắt đầu li tâm. Ngoài ra, không bao giờ được mở máy ly tâm khi nó hoạt động, bởi vì ngay cả khi máy có thể tắt, năng lượng còn lại có thể tiếp tục quay các mẫu ở tốc độ cao vì thế nó có thể gây nguy hiểm.

+ Không di chuyển máy trong khi máy đang ly tâm.

+ Tránh dừng đột ngột ảnh hưởng đến rotor. Tuyết đối không tắt ngắt nguồn khi máy đang quay.

+ Không được mở nắp khi rotor còn quay vì ống mẫu có thể văng ra ngoài gây nguy hiểm.

- Vệ sinh bảo trì máy:

+ Vệ sinh máy bằng vải mềm. Không sử dụng các loại hoá chất gây ăn mòn. Tham khảo nhà cung cấp trước khi sử dụng.

+ Dừng máy ngay khi phát hiện bất thường: Tiếng kêu bất thường, rung lắc bất thường...

Cấu tạo - Nguyên lý hoạt động - Ứng dụng Máy Ly Tâm Cấu tạo - Nguyên lý hoạt động - Ứng dụng Máy Ly Tâm Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 17, 2021 Rating: 5

GIỚI THIỆU BÀN ĐA NĂNG SẢN PHỤ KHOA CAO CẤP

tháng 8 14, 2021

 

Bàn đa năng sản phụ khoa cao cấp EL-ET200 là sản phẩm của hãng Elpis đến từ Hàn Quốc. Với bộ điều khiển không dây giúp bác sĩ dễ dàng điều chỉnh các tư thế mong muốn. Giúp cho việc thao tác khám chưa bệnh của bác sĩ một cách thuận tiện nhất, cũng như giúp cho sản phụ có tư thế thoải mái khi điều trị.
- Bàn khám đa năng sản phụ khoa có đầy đủ đệm đỡ chân, đỡ tay, màn che chắn giúp cho sản phụ cảm giác thoải mái nhất có thể.
- Cốc đựng dụng cụ, khay đựng: hỗ trợ tối đa cho bác sĩ thăm khám và điều trị.
Bộ điều khiển thông minh bao gồm các chế độ như:
- Tự động: Tự động kiểm soát chiều cao và độ dốc của phần mặt sau chỉ bằng một lần chuyển đổi bằng cài đặt sẵn.
- Độ cao: Điều khiển chiều cao  từ 510mm đến 1.030mm, bác sĩ điều trị hoặc thăm khám có thể thao tác ở tư thế ngồi hoặc đứng.
- Phần ghế: Điều chỉnh độ dốc từ 0 - 700
- Phần lưng: Điều chỉnh độ dốc từ -5 - 700
Chế độ sưởi ấm: bao gồm chế độ sưởi ấm ghế, ngăn ngừa việc sản phụ bị sốc nhiệt khi nhiệt độ bệ mặt với nhiệt độ cơ thế quá chênh lệnh. Giúp việc ổn định tâm lý cho sản phụ.




Dễ dàng điều chỉnh tư thế sản phụ: Nằm hoặc ngồi chỉ bằng việc bấm nút đơn giản.
- Bộ điều khiển từ xa: dễ dàng bảo quản, thao tác, đảm bảo vệ sinh cho thiết bị.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

Kích thước: 1,270mm(L) x 680mm(W)

Độ cao có thể điều chỉnh: 510mm ~ 1,030mm

Trendelenburg: -25 / +25 độ

Phần sau: -5 / 70 độ

Phần hông: 0 ~ 30 độ

Điện áp: AC220V, 50/60H



Bánh xe và khóa vị trí: Có thể sử dụng như một bàn đẩy. Hoặc di chuyển vị trí bàn đến một vị trí mong muốn chỉ với một vài thao tác đơn giản.

Quý khác hàng có nhu cầu về sản phẩm Bàn đa năng sản phụ khoa, vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY
GIỚI THIỆU BÀN ĐA NĂNG SẢN PHỤ KHOA CAO CẤP GIỚI THIỆU BÀN ĐA NĂNG SẢN PHỤ KHOA CAO CẤP Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 14, 2021 Rating: 5

Giới thiệu về kỹ thuật PCR

tháng 8 05, 2021


Giới thiệu kỹ thuật PCR

Thuật ngữ PCR là viết tắt của "Polymerase-Chain-Reaction", đây là một phản ứng nhân bản DNA dựa trên các chu kỳ nhiệt. Bài viết này nhằm giới thiệu các thông tin quan trọng về kỹ thuật PCR cũng như các vấn đề thường gặp khi sử dụng kỹ thuật này.


KỸ THUẬT PCR LÀ GÌ?

Thuật ngữ PCR chỉ một phản ứng nhân bản DNA dựa trên các chu kỳ nhiệt. Phản ứng diễn ra trong một ống nghiệm nhỏ chứa dung dịch phản ứng (gọi là PCR mix). Trong PCR mix sẽ chứa các thành phần:

  • 1) Polymerase chịu nhiệt (Taq polymerase), enzyme này có nhiệt độ hoạt động tối ưu ở 72 oC.

  • 2) 4 loại nucleotide (dNTP) gồm: dATP/dTTP/dGTP/dCTP là nguyên liệu để tổng hợp ra các bản sao DNA.

  • 3) DNA chứa trình tự mục tiêu (Template): Thông thường trong xét nghiệm thì đây là DNA thu nhận từ mẫu cần xét nghiệm.

  • 4) Cặp mồi đặc hiệu (Primer): Đây là các đoạn oligo-nucleotide dài khoảng 20 nucleotide và bắt cặp bổ sung đặc hiệu cho 2 đầu trình tự mục tiêu cần nhân bản.

  • 5) Cation Mg2+ (MgCl2): đây là co-factor quan trọng để Taq polymerase hoạt động hiệu quả.

  • 6) Dung dịch đệm Tris-KCl (PCR Buffer): Cung cấp môi trường thuận lợi cho phản ứng nhân bản diễn ra.


Ống nghiệm chứa PCR mix sẽ được đặt vào trong buồng ủ của máy luân nhiệt (Thermo cycler), ở Việt Nam thì thường gọi luôn là máy PCR. Nhiệt độ bên trong buồng ủ của máy PCR sẽ thay đổi theo chu kỳ, nhờ đó mà quá trình nhân bản DNA được diễn ra (xem video).

IFrame


NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA PCR


Một chu kỳ nhiệt của PCR sẽ gồm 3 giai đoạn nhiệt độ (Hình 1):

  • 1  Giai đoạn biến tính: Nhiệt độ sẽ được đưa lên 94 oC, các liên kết hydro sẽ bị phá vỡ khiến DNA bị biến tính trở thành dạng mạch đơn.
  • 2  Giai đoạn bắt cặp: Nhiệt độ được hạ xuống 55 - 65 oC, các đoạn mồi sẽ bắt cặp bổ sung vào 2 đầu trình tự mục tiêu.
  • 3  Giai đoạn kéo dài: Nhiệt độ được đưa lên 72 oC, Taq polymerase sẽ sử dụng dNTP để kéo dài đầu 3' của mồi và tạo ra mạch bổ sung.

Hình 1. Chu trình nhiệt của một quy trình PCR

Như vậy, cứ qua một chu kỳ nhiệt, số mạch DNA sẽ được nhân đôi. Nếu chu kỳ nhiệt lặp lại liên tục 30 - 40 lần thì số bản sao sẽ là 230 ~ 240 bản sao. Số lượng bản sao DNA khổng lồ này khi được gắn các phân tử phát tín hiệu (ví dụ Ethidium Bromide) có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên gel điện di dưới ánh đèn UV (Hình 2).


Ảnh 2. Chụp sản phẩm PCR (Giếng 1-7) dưới đèn UV trên gel agarose nhuộm bằng Ethidium Bromide

VẤN ĐỀ NGOẠI NHIỄM SẢN PHẨM PCR


Nguyên lý của PCR là khuếch đại DNA, vì vậy các phòng thí nghiệm sử dụng PCR liên tục không sớm thì muộn cũng sẽ bị nhiễm sản phẩm PCR lên tất cả các thiết bị, dụng cụ, hóa chất. Người làm thí nghiệm sẽ nhận ra được thảm họa này khi toàn bộ các lần chạy PCR đều ra dương tính, kể cả khi sử dụng mẫu là nước cất. Khi điều này xảy ra thì chỉ có cách bỏ toàn bộ hóa chất, khử nhiễm toàn bộ phòng thí nghiệm .... Dù vậy điều này vẫn sẽ tái diễn sau một khoảng thời gian sử dụng PCR.


Hình 3. Sở đồ xử lý sản phẩm PCR ngoại nhiễm bằng UNG

Nhiễm sản phẩm PCR từng là thách thức đối với các phòng thí nghiệm sinh học phân tử. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã có thể giải quyết vấn đề này một cách khá hữu hiệu (Hình 3), đó là trong thành phần dNTP có bổ sung thêm một ít dUTP. Các sản phẩm PCR tạo ra sẽ luôn tồn tại một số vị trí là U thay vì T, các vị trí U này sẽ có thể xử lý phân hủy bằng enzme UNG. Mẫu DNA thu nhận từ mẫu thật (template) sẽ không chứa U, vì vậy ủ PCR mix với enzyme UNG trước khi PCR sẽ giúp phân cắt toàn bộ các DNA ngoại nhiễm mà không ảnh hưởng đến template.


CÁC KỸ THUẬT PCR THƯỜNG GẶP TRONG XÉT NGHIỆM

1) PCR đơn mồi (Simplex PCR): Đây là kiểu PCR cổ điển nhất, sử dụng 1 cặp mồi đặc hiệu để khuếch đại 1 đoạn trình tự mục tiêu duy nhất.

2) PCR đa mồi (Multiplex PCR): Đây là kiểu PCR sử dụng nhiều cặp mồi khác nhau để khuếch đại các trình tự mục tiêu khác nhau trong cùng 1 mix phản ứng. Để thiết kế được phản ứng Multiplex PCR đòi hỏi các cặp mồi sử dụng phải có cùng nhiệt độ bắt cặp và các cặp mồi này cũng không được bắt cặp với nhau hay bắt cặp chéo lẫn nhau. Ngoài ra, cũng phải đảm bảo độ nhạy Multiplex PCR tương đương với Simplex PCR, điều này rất khó xảy ra nên thông thường multiplex PCR được sử dụng ở các tế bào nuôi cấy vì lúc này số lượng trình tự đích đủ lớn sẽ không đòi hỏi quá khắt khe về độ nhạy.

Hình 4. Sơ đồ một quy trình Nested PCR


3) PCR tổ (Nested PCR): Sử dụng 2 cặp mồi, cặp mồi bên ngoài (outer primer) và cặp mồi bên trong (nested primer). Cặp mồi bên ngoài sẽ tham gia PCR lần 1 trước để làm tăng số lượng DNA chứa trình tự đích, kế đến là cặp mồi bên trong sẽ tham gia PCR lần 2 để phát hiện trình tự đích (Hình 4). Kỹ thuật này sử dụng khi cặp mồi đặc hiệu cho trình tự đích (nested primer) có độ nhạy kém.

4) RT-PCR: Là quy trình sử dụng khi trình tự đích là RNA, lúc này cần một bước sử dụng enzyme reverse transcriptase để chuyển RNA thành cDNA trước khi PCR, giai đoạn này gọi là giai đoạn RT. Kỹ thuật RT-PCR có 2 loại (Hình 5):



Hình 5. Sơ đồ của quy trình RT-PCR 1 bước và RT-PCR 2 bước


  • - RT-PCR 2 bước: Bước ủ RT thực hiện ở 1 ống nghiệm riêng, cDNA tạo thành sẽ được chuyển vào ống nghiệm chứa PCR mix để thực hiện PCR.
  • - RT-PCR 1 bước: Cả 2 bước RT và PCR đều thực hiện trong 1 ống nghiệm duy nhất, mix ban đầu sẽ chứa cả các thành phần cho RT lẫn cho PCR.
Giới thiệu về kỹ thuật PCR Giới thiệu về kỹ thuật PCR Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 05, 2021 Rating: 5

Kỹ thuật realtime PCR sử dụng mẫu dò Taqman

tháng 8 05, 2021

 


Realtime PCR là gì?


Tương tự như PCR (xem thêm về khái niệm PCR), realtime PCR cũng là kỹ thuật nhân bản DNA dựa vào các chu kỳ nhiệt. Tuy nhiên, trong kỹ thuật PCR cần phải đợi PCR hoàn tất (end-point) mới tiếp tục sử dụng một số kỹ thuật khác, chẳng hạn như điện di sản phẩm PCR trên gel agarose mới có thể xác định sự hiện diện của trình tự khuếch đại. Còn trong kỹ thuật realtime PCR thì tín hiệu khuếch đại sẽ được hiển thị sau mỗi chu kỳ nhiệt, nhờ đó mà người thực hiện có thể theo dõi được kết quả PCR mà không cần đợi đến khi hoàn tất, cũng như không cần phải thực hiện thêm một số kỹ thuật khác.

Biểu đồ khuếch đại của realtime PCR

Biểu đồ khuếch đại của realtime PCR có trục tung (Y) là cường độ tín hiệu huỳnh quang đo được từ phản ứng PCR, còn trục hoành (X) là số chu kỳ nhiệt (Hình 1). Trong các chu kỳ đầu, tín hiệu huỳnh quang phát ra chưa đủ mạnh để máy có thể đo được, đường tín hiệu sẽ nằm ngang (gọi là tín hiệu nền). Khi số bản sao DNA đủ lớn, máy sẽ bắt đầu ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra, và tín hiệu lúc này sẽ tăng lên sau mỗi chu kỳ nhiệt, giai đoạn này gọi là giai đoạn lũy thừa (log phase). Đến một chu kỳ nào đó, phản ứng cạn kiệt nguyên liệu và enzyme Taq polymerase cũng không hoạt động hiệu quả nữa dẫn đến tín hiệu sẽ không tiếp tục gia tăng, giai đoạn này gọi là giai đoạn bình nguyên.


Hình 1. Biều đồ khuếch đại của quy trình Realtime PCR

Trên biểu đồ khuếch đại (Hình 1) có một thông số rất quan trọng đó là chu kỳ ngưỡng (Ct), đây là chu kỳ mà tín hiệu huỳnh quang trong ống PCR bắt đầu vượt qua đường tín hiệu nền. Trong phản ứng realtime PCR, tùy thuộc vào lượng mẫu ban đầu mà Ct sẽ xuất hiện sớm hay muộn. Mẫu ban đầu nhiều thì Ct sẽ xuất hiện sớm và ngược lại, mẫu ban đầu ít thì Ct sẽ xuất hiện muộn.


Đường chuẩn của realtime PCR

Khi đem một mẫu chuẩn có hàm lượng DNA đã xác định đi pha loãng bậc 10 liên tiếp, sau đó đem tất cả các nồng độ pha loãng đi chạy realtime PCR ta sẽ được các giá trị chu kỳ ngưỡng Ct khác nhau. Đường biểu diễn mối liên hệ giữa Ct và hàm lượng DNA được gọi là đường chuẩn realtime PCR (Hình 2), trên đường chuẩn sẽ có 2 thông số quan trọng cần quan tâm:

  • 1) Hệ số tương quan R2 đánh giá độ chính xác của thao tác pipette, hệ số R2 càng gần giá trị 1 thì thao tác càng chính xác. Thông thường giá trị R2 ≥ 0.99.
  • 2) Hiệu quả khuếch đại E, trong điều kiện lý tưởng giá trị E = 100%, tuy nhiên trong thực tế thì giá trị E chấp nhận được ở mức 90 - 105%.

Hình 2. Đường chuẩn realtime PCR (Phải) dựng từ giá trị Ct và nồng độ của các mẫu chuẩn (Std)

Realtime PCR sử dụng mẫu dò TaqMan

Trong kỹ thuật realtime PCR, có nhiều cách khác nhau để tạo ra tín hiệu huỳnh quang sau mỗi chu kỳ. Bài viết lần này sẽ giới thiệu về cách dựa trên mẫu dò TaqMan, đây là một loại mẫu dò (probe) được sử dụng khá phổ biến trong kỹ thuật realtime PCR. Thành phần trong một phản ứng realtime PCR sử dụng mẫu dò TaqMan gần như tương đồng với một phản ứng PCR thông thường, ngoại trừ việc trong thành phần có chứa thêm mẫu dò TaqMan.


Hình 3. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mẫu dò TaqMan

Mẫu dò TaqMan là một đoạn oligo-nucleotide dài khoảng 24 - 30bp với đầu 5' gắn một chất phát huỳnh quang (reporter) và đầu 3' còn lại gắn chất hấp thụ (quencher). Khi mẫu dò TaqMan còn nguyên vẹn, quencher sẽ hấp thụ tất cả ánh sáng huỳnh quang do reporter phát ra. Khi phản ứng PCR diễn ra, mẫu dò sẽ bị Taq polymerase cắt mẫu dò bằng hoạt tính 5' - 3' exonuclease (Hình 3), reporter được giải phóng tín hiệu huỳnh quang không còn bị quencher hấp thu.

Mồi trong phản ứng realtime PCR thường có nhiệt độ nóng chảy khoảng 55 - 60 oC và thấp hơn mẫu dò TaqMan khoảng 5 - 10 oC để đảm bảo mẫu dò luôn bắt cặp trước. Trình tự đích lựa chọn cũng không nên dài quá 150bp để phản ứng diễn ra tối ưu nhất.

Chu trình nhiệt của phản ứng realtime PCR sử dụng mẫu dò TaqMan cũng chỉ có 2 giai đoạn:

  • 1) Biến tính ở 94 - 95 oC trong 15 - 30 giây.
  • 2) Bắt cặp và kéo dài ở 60 oC trong 30 - 60 giây.


Một số ứng dụng phổ biến của kỹ thuật realtime PCR


1) Định lượng trình tự đích trong mẫu:

  •  Định lượng tuyệt đối: Sử dụng đường chuẩn realtime PCR và Ct của mẫu có thể tính được hàm lượng DNA trong mẫu (theo đơn vị số copy hoặc ng).
  •  Định lượng tương đối: Trong điều kiện lượng mẫu đầu vào là như nhau, mẫu có Ct nhỏ hơn thì sẽ có hàm lượng trình tự đích cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế thì không có bằng chứng nào để khẳng định lượng mẫu đầu vào là như nhau, vì vậy cần phải có giá trị Ct tham chiếu của gene chứng nội (IC), việc so sánh sẽ diễn ra gián tiếp thông qua việc so sánh với IC. Đó là nguyên lý của phương pháp định lượng tương đối 2-ΔΔCt của Livak.


2) Định tính trình tự đích trong mẫu: Giống như PCR, realtime-PCR cũng có thể được sử dụng để thực hiện định tính các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, .... ngoài ra việc tối ưu trình tự mẫu dò có thể giúp phát hiện cả các đột biến điểm hay các đoạn DNA có đa hình trình tự đơn (SNP), ...


Các vấn đề thường gặp trong xét nghiệm bằng realtime PCR


1) Ngoại nhiễm sản phẩm PCR: Khi thực hiện realtime PCR nhiều lần thì môi trường xung quanh và hóa chất, dụng cụ, ... cũng sẽ bị nhiễm sản phẩm khuếch đại, do đó cũng cần khắc phục bằng dUTP kết hợp với enzyme UNG. Đồng thời luôn chạy kèm 1 mẫu chứng âm (sử dụng nước thay cho mẫu) để đánh giá tình trạng ngoại nhiễm.


2) Âm tính giả: Phản ứng realtime PCR có thể bị ức chế bởi các hóa chất, các thành phần khác có trong mẫu. Vì vậy cần có 1 mẫu chứng dương và các mẫu phản ứng nên chạy duplex PCR (target và IC) để đảm bảo âm tính không do các thành phần khác gây ra.


Kỹ thuật realtime PCR sử dụng mẫu dò Taqman Kỹ thuật realtime PCR sử dụng mẫu dò Taqman Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 05, 2021 Rating: 5

Phân loại và Quy tắc trang thiết bị y tế tại Việt Nam

tháng 8 05, 2021

 Ngày 28 tháng 10 năm 2016, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành thông tư 39/2016/TT-BYT quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế, thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016, theo đó nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế bao gồm

Hệ thống phân loại trang thiết bị y tế tại Việt Nam

Ngày 28 tháng 10 năm 2016, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành thông tư 39/2016/TT-BYT quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế, thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016, theo đó nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế bao gồm:

  1. Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro. Trong đó:

– Phân loại đối với trang thiết bị y tế không phải IVDMD (Non-IVDMD): 16 quy tắc.

– Phân loại đối với trang thiết bị y tế IVD (IVDMD): 7 quy tắc.

  1. Trong trường hợp trang thiết bị y tế có thể được phân loại vào hai hoặc nhiều mức độ rủi ro thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất của trang thiết bị y tế đó.
  2. Trong trường hợp trang thiết bị y tế được thiết kế để sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác thì mỗi trang thiết bị y tế phải được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt.
  3. Trong trường hợp trang thiết bị y tế được sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác hoặc trang thiết bị y tế có hai hoặc nhiều mục đích sử dụng thì việc phân loại phải căn cứ vào mục đích sử dụng quan trọng nhất của trang thiết bị y tế đó.

Dưới đây là bảng tóm tắt phân loại trang thiết bị y tế dựa trên quy tắc phân loại về mức độ rủi ro:

16 quy tắc phân loại đối với trang thiết bị y tế Non-IVDMD

NhómQuy tắcĐặc điểmLoại
Thiết bị không xâm nhập (quy tắc 1-4)1Sử dụng tiếp xúc với vết thương ngoài da như một biện pháp ngăn chặn (rào chắn cơ học) hoặc thấm hút dịch tiết ra, làm lành vết thương.A
Trừ khi sử dụng chủ yếu dùng cho vết thương xuyên qua lớp hạ bì, mục đích kiểm soát vi môi trường của vết thương.B
Trừ khi vết thương xuyên qua lớp hạ bì có thể chữa lành bằng biện pháp thứ cấp khác.C
2Sử dụng cho việc truyền hoặc chứa các loại dịch, chất lỏng, mô hoặc khí dùng để truyền hoặc uống.A
– Trừ khi có thể được nối với một thiết bị y tế chủ động thuộc loại B hoặc cao hơn.

– Dùng để truyền máu, bảo quản hay truyền các các dịch cơ thể khác, bảo quản các bộ phận hoặc mô cơ thể.

B
Hoặc túi máuC
3Sử dụng để biến đổi thành phần hóa chất/sinh học của máu/dịch cơ thể hoặc các dịch lỏng khác dùng để truyền vào cơ thể.C
Trừ khi hoạt động chỉ là ly tâm, lọc hoặc trao đổi khí hoặc nhiệt.B
4Nếu không áp dụng quy tắc 1, 2 hoặc 3.A
Thiết bị xâm nhập (quy tắc 5-8)5Đưa vào thông qua các lỗ trên cơ thể không qua phẫu thuật.
Sử dụng nhanh, tạm thời < 60 phút. Không kết nối với TTBYT chủ động hoặc chỉ kết nối với TTBYT loại A.A
Trừ khi sử dụng trên bề mặt cơ thể, nhãn cầu hoặc có khả năng hấp thụ bởi niêm mạc.B
Dùng ngắn hạn từ 60 phút đến 30 ngày. Không kết nối với TTBYT chủ động hoặc chỉ kết nối với TTBYT loại A.B
Trừ khi sử dụng bằng đường tai (ốc tai đến màng nhĩ), mũi (khoang mũi), họng (khoang miệng đến hầu).A
Lâu ngày > 30 ngày. Không kết nối với TTBYT chủ động hoặc chỉ kết nối với TTBYT loại A.C
Trừ khi sử dụng bằng đường tai, mũi, họng và không có khả năng hấp thụ bởi niêm mạc.B
Kết nối với một thiết bị chủ động thuộc loại B hoặc cao hơn.B
6Xâm nhập qua phẫu thuật – sử dụng nhanh < 60 phút (sử dụng tạm thời).B
Là dụng cụ phẫu thuật tái sử dụng.A
Cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ ion hóaC
Tạo ra tác dụng sinh học hoặc để hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn.C
Dùng để đưa sản phẩm thuốc vào cơ thể mà cách thực hiện này có thể gây nguy hiểm.C
Sử dụng có tiếp xúc trực tiếp với hệ thống thần kinh trung ương.D
Sử dụng tiếp xúc trực tiếp với hệ thống tuần hoàn trung tâm. Mục đích chẩn đoán, theo dõi hoặc sửa chữa khuyết tật của Tim hoặc hệ tuần hoàn trung tâm.D
7Xâm nhập qua phẫu thuật, sử dụng trong thời gian ngắn (từ 60 phút đến 30 ngày)B
Dùng để đưa sản phẩm thuốc vào cơ thể.C
TTB sử dụng phải trải qua những biến đổi hóa học trong cơ thể người (trừ trường hợp thiết bị được đặt trong răng).C
Cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ ion hóa.C
Tạo ra hiệu ứng sinh học hoặc hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn.D
Sử dụng có tiếp xúc trực tiếp với hệ thống thần kinh trung ương.D
Sử dụng tiếp xúc trực tiếp với hệ thống tuần hoàn trung tâm. Mục đích chẩn đoán, theo dõi hoặc sửa chữa khuyết tật của Tim hoặc hệ tuần hoàn trung tâm.D
8Xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng trong thời gian dài, TTB cấy ghép.C
Đặt trong răng.B
Kéo dài cả đời, sử dụng hỗ trợ hoặc duy trì sự sống.D
TTBYT đồng thời là TTBYT chủ độngD
Dùng để đưa sản phẩm thuốc vào cơ thểD
Có tác dụng sinh học hoặc được hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn.D
TTBYT trải qua những chuyển đổi hóa học trong cơ thể người (trừ trường hợp TB đc đặt trong răng).D
Dùng khi trực tiếp tiếp xúc với Tim, hệ tuần hoàn trung tâm hoặc hệ thần kinh trung ươngD
Cấy ghép ngực.D
Thiết bị chủ động (quy tắc 9-12)9Thiết bị điều trị chủ động nhằm mục đích phân phối, trao đổi năng lượng.B
Có khả năng gây rủi ro bao gồm phát bức xạ ion hóa có tính đến tính chất, mật độ và vị trí áp dụng của năng lượng.C
Dùng để kiểm soát, theo dõi hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu năng của một thiết bị chủ động loại C khác.C
10TTBYT chủ động dùng để chẩn đoán
Dùng để chiếu sáng cơ thể bệnh nhân với ánh sáng thuộc vùng nhìn thấy được hoặc gần vùng quang phổ hồng ngoại.A
– Cung cấp năng lượng hấp thụ vào cơ thể con người.

– Chụp sự phân phối các thuốc có chứa phóng xạ trong cơ thể người.

– Chẩn đoán/giám sát quá trình sinh lý học của sự sống.

B
– Giám sát các thông số sinh lý học mà sự thay đổi các thông số này có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ví dụ: hoạt động của tim, hô hấp, hệ thần kinh trung ương.

– Sử dụng để chẩn đoán trong các tình huống lâm sàng, khi bệnh nhân đang trong tình trạng nguy hiểm.

C
– Thiết bị phát bức xạ ion hóa để chẩn đoán và/hoặc can thiệp bằng X-Quang bao gồm cả thiết bị kiểm soát, theo dõi các TTBYT như vậy, hoặc các TTBYT trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của chúng.C
11Dùng để cung cấp thuốc vào cơ thể hoặc loại bỏ thuốc, dịch cơ thể ra khỏi cơ thể.B
Có thể gây tình trạng nguy hiểm cho bệnh nhânC
12Tất cả các trang thiết bị y tế chủ động còn lại.A
Quy tắc khác (13-16)13Thiết bị có kết hợp dược chất hoạt động theo phương thức hỗ trợ của thiết bị.D
14Thiết bị có thành phần tế bào, mô động vật hoặc dẫn xuất của chúng mà ko thể phát triển độc lập. Tế bào, mô, các dẫn xuất có nguồn gốc vi khuẩn hoặc tái tổ hợp.D
TB chứa mô, hoặc dẫn xuất mô động vật và không thể phát triển độc lập nếu chỉ được sử dụng bằng cách tiếp xúc với da không bị thương.A
15Trang thiết bị sử dụng để tiệt khuẩn trang thiết bị y tế khácC
-Dùng để khuẩn khuẩn mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi tiệt khuẩn

-Dùng để khử khuẩn mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi khử khuẩn ở giai đoạn cuối cùng.

B
-Chỉ định để khử khuẩn, làm sạch, ngâm rửa hoặc dưỡng ẩm kính áp tròng.

-Khử khuẩn TTBYT mà việc khử khuẩn đó là giai đoạn cuối cùng của quy trình khử khuẩn.

C
16TTBYT dùng tránh thai hoặc ngăn ngừa các bênh lây qua đường tình dụcC
Thiết bị xâm nhập với mực đích trên là TTBYT xâm nhập sử dụng trong thời gian dài hoặc cấp ghépD


7 quy tắc đối với IVDMD

Quy tắc 1Các IVDMD sử dụng cho các mục đích:
Sử dụng để phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm với 1 tác nhân lây nhiễm trong máu, dẫn xuất máu, tế bào, mô hoặc các bộ phận cơ thể người nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng để thực hiện truyền máu hoặc cấy ghép…D
– Sử dụng để phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm với 1 tác nhân lây nhiễm mà tác nhân đó có thể gây ra bệnh đe dọa đến tính mạng, thường ko có khả năng chữa trị với nguy cơ lây truyền cao.

Ví dụ: Xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV, HCVHBV, HTLV.

D
Quy tắc 2Các IVDMD sử dụng để xác định nhóm máu, hoặc phân loại mô để bảo đảm khả năng tương thích miễn dịch của máu, thành phần máu, các tế bào, mô hoặc bộ phận cơ thể để thực hiện truyền máu hoặc cấy ghépC
Trừ trường hợp IVDMD dùng xác định nhóm máu hệ: ABO [A(ABO1), A(ABO2), AB(ABO3)], hệ Rhesus, hệ Kell, hệ Kidd, và hệ Duffy…D
Quy tắc 3Các IVDMD sử dụng cho các mục đích:
Phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm của một tác nhân lây truyền qua đường tình dục (vd Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae)C
Phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm của một tác nhân truyền nhiễm trong dịch não tủy hoặc máu với khả năng lây truyền hạn chế. (Ví dụ Neisseria meningitides hoặc Cryptococcus neoformans).C
Phát hiện sự hiện diện của tác nhân truyền nhiễm mà khi kết quả xét nghiệm sai có nguy cơ rất lớn dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật nghiêm trọng cho cá nhân hoặc thai nhi được xét nghiệm (Ví dụ: Xét nghiệm chẩn đoán CMV, Chlamydia pneumonia, Staphylococcus aureus kháng Methycilin).C
Sàng lọc trước sinh để xác định tình trạng miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (vd kiểm tra miễn dịch đối với Rubella hoặc Toxoplasmosis).C
Xác định tình trạng bệnh truyền nhiễm hoặc tình trạng miễn dịch mà kết quả xét nghiệm sai có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân trong thời gian gần do quyết định điều trị không phù hợp chẩn đoán Enterovirus, CMV và HSV ở BN được cấy ghép).C
Sàng lọc lựa chọn BN để áp dụng biện pháp quản lý và liệu pháp điều trị phù hợp hoặc để xác định giai đoạn của bệnh hoặc chẩn đoán ung thư (vd y học cá thể hóa).

Các IVDMD mà quyết định điều trị thường chỉ được đưa ra sau khi có đánh giá sâu hơn và những thiết bị y tế chẩn đoán IVD được sd để theo dõi sẽ thuộc loại B theo quy tắc 6 phần III.

C
Xét nghiệm gen di truyền ở người (vd bệnh Huntington, xơ nang).C
Theo dõi nồng độ thuốc, các chất hoặc các thành phần sinh học mà kq xn sai có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân ngay tức thì do qđ điều trị ko phù hợp (vd như các dấu hiệu tim mạch, cyclosporine, xn thời gian đông máu).C
Theo dõi, điều trị bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm đe dọa tính mạng (vd như tải lượng virus HCV, tải lượng virus HIV và xác định kiểu gen, phân nhóm kiểu gen HIV, HCV).C
Sàng lọc rối loạn bẩm sinh ở thai nhi (vd như tật nứt đốt sống hoặc hội chứng Down).C
Quy tắc 4Các TTBYT chẩn đoán in vitro tự xét nghiệmC
Trường hợp kết quả xét nghiệm ko phục vụ quyết định điều trị hoặc chỉ có giá trị tham khảo và cần thực hiện xét nghiệm bổ sung phù hợp tại phòng xét nghiệm.B
Trường hợp xét nghiệm tại chỗ thông số khí máu và đường huyếtC
Các TTBYT IVD xét nghiệm tại chỗ khác được phân loại dựa trên các quy tắc phân loại tương ứng.

Ví dụ:

–         Máy đo đường huyết: thuộc loại C

–         Test thử thai: thuộc loại B


Quy tắc 5Là thuốc thử hoặc các sản phẩm có tính chất đặc thù được chủ sở hữu chỉ định dùng cho các quy trình chẩn đoán in vitro liên quan đến xét nghiệm cụ thể.A
Là thiết bị được chủ sở hữu chỉ định sử dụng trong các quy trình chẩn đoán in vitroA
Vật chứa mẫuA
Quy tắc 6Các TTBYT chẩn đoán in vitro không thuộc quy tắc 1 đến 5B
Quy tắc 7Các TTBYT chẩn đoán in vitro là các vật liệu kiểm soát không được gán giá trị định lượng hoặc định tínhB

Hệ thống phân loại trang thiết bị y tế ở 1 số quốc gia, khu vực trên thế giới.

Mức độ rủi roGHTF & ASEAN (Phân loại tại Việt Nam)ÚcCanadaChâu ÂuNhật BảnMỹ
ThấpAIIIGeneralI
Trung bình – ThấpBIIaIIIIaControlledII
Trung bình – CaoCIIbIIIIIbHighly controlled
III
CaoDIIIIVIII
Phân loại và Quy tắc trang thiết bị y tế tại Việt Nam Phân loại và Quy tắc trang thiết bị y tế tại Việt Nam Reviewed by Quốc Tế DCI on tháng 8 05, 2021 Rating: 5

Follow US

ads 728x90 B
Được tạo bởi Blogger.