Ô nhiễm môi trường, khói bụi,....khiến các bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng. Vì vậy nhu cầu sử dụng máy tạo oxy chuyên dụng hỗ trợ đường thở ngày càng nhiều. Tuy nhiên để sử dụng máy hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, bạn cần phải hiểu rõ về máy tạo oxy? Nguyên lý, cấu tạo của máy và những lưu ý trong quá trình mua và sử dụng máy.
Máy tạo oxy là gì?
Máy tạo oxy là loại thiết bị có chức năng lấy không khí bên ngoài và loại bỏ đi khí nitơ ra khỏi nó, để lại một loại khí giàu oxy có nồng độ tinh khiết trên 90% để sử dụng cho những người cần oxy y tế do lượng oxy trong máu của họ thấp.
Máy tạo oxy là thiết bị cần thiết cho những người bị đột quỵ, nằm liệt giường, suy phổi, suy tim,... sử dụng bình oxy y tế thay cho phương thức thở oxy truyền thống.
Nguyên lý máy tạo oxy
Nguyên tắc hoạt động của máy tạo oxy là hút không khí tự nhiên vào máy sau đó hấp thụ và loại bỏ khí nitơ ra khỏi không khí, giữ lại khí oxy cung cấp cho bệnh nhân qua một đường khác. Để hấp thụ khí nitơ người ta cần phải sử dụng đến các hạt Zeolite.
Không khí được hút qua bộ lọc sẽ được đưa vào máy nén khí ở áp suất khoảng 2-3 at. Sau khi không khí được làm mát dưới dạng khí nén, nó sẽ đi qua hệ thống van 4 chiều, hệ thống van này lần lượt được đóng mở để đưa không khí nén qua dồn vào bình, đồng thời đẩy khí nitơ do hạt Zeolite giữ lại trong hai bộ sàng lọc ra ngoài và đẩy khí oxy mới vào bình tích áp chứa oxy.
Chu trình thời gian đóng mở của hệ thống van được điều khiển tự động bằng mạch điện tử dựa trên tính toán về dung tích của bình, lưu lượng hay áp lực khí,...
Không khí sẽ được bơm vào bình với một áp thích hợp. Khí nitơ sẽ bị hạt Zeolite hấp thu, khi đạt được áp suất quy định, khí oxy sẽ được đẩy vào bình tích áp oxy làm áp suất trong bình chưa hạt Zeolite giảm đi. Khi giảm đến một áp suất nhất định, hệ thống van sẽ đóng đường nạp khí oxy và loại bỏ khí nitơ vừa hấp thu ra ngoài để tái tạo hóa chất.
Cứ như vậy, không khí nén sẽ được đưa qua hệ thống van và bình lọc, tạo ẩm để đưa oxy cho bệnh nhân sử dụng, một phần được trích lại ở sensor oxy để tiện theo dõi hàm lượng oxy, nếu lượng oxy thấp quá 60% sẽ được máy báo động để sửa chữa hoặc thay hạt lọc.
Cấu tạo của máy tạo oxy
Cấu tạo của máy tạo oxy bao gồm: thân máy, bình tạo ẩm và dây dẫn khí. Trong đó, thân máy tạo oxy thường bao gồm một máy nén, bộ lọc và các bảng mạch.
Máy tạo oxy có lượng oxy được tạo bởi một bộ lọc không khí, một bộ nhả khí liên tục và thường xuyên nên nguồn cung cấp oxy sẽ không bao giờ bị cạn kiệt.
Các loại máy tạo oxy
1. Máy tạo oxy cho y tế
Thở oxy là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với những người bị mắc bệnh suy tim, người không có khả năng tự thở, người mắc các hội chứng về đường hô hấp,...
Do đó mà trong ngành y tế được trang bị rất nhiều máy tạo oxy, máy tạo oxy được sản xuất ra nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu sử dụng oxy của người bệnh.
Ưu điểm
- Dung tích chứa khí Oxy lớn nên nguồn cung cấp oxy sẽ không bao giờ bị cạn khí khi đang sử dụng
- Độ ồn thấp
- Thiết kế có bánh xe, quai xách giúp thuận lợi trong việc di chuyển máy
- Màn hình LCD lớn, rõ ràng, dễ sử dụng
- Khả năng tạo khí oxy có nồng độ tinh khiết cao trên 90%
2. Máy tạo oxy gia đình
Máy tạo oxy gia đình là loại máy chuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân gặp phải những vấn đề khó khăn về đường hô hấp.
Ưu điểm
- Máy tạo khí oxy gia đình được thiết kế nhỏ gọn cùng 4 bánh xe giúp di chuyển dễ dàng
- Độ ồn thấp, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng
- Đa dạng với các dung tích khác nhau: 3 lít/phút, 5 lít/phút, 10 lít/phút,... để phù hợp với mục đích sử dụng với người sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy
- Để máy tạo oxy ở nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt.
- Đặt cách tường ít nhất khoảng từ 20 – 30 cm
- Tuyệt đối không được sử dụng các vật phát lửa, không hút thuốc ở những khu vực sử dụng máy tạo oxy
- Đặt máy ở một vị trí thích hợp, không quá xa hoặc quá gần bệnh nhân.
- Lưu ý đặc biệt là không sử dụng máy tạo oxy liên tục cho bệnh nhân vì dễ bị nghiện oxy, khiến phổi chai lỳ và không thể hoạt động bình thường trở lại.
Không có nhận xét nào: